Logistics là gì? Thậm chí vẫn còn khá ít người hiểu tường tận về định nghĩa của nó. Đồng ý rằng bạn có thể google và biết được một vài điều căn bản. Nhưng tin tôi đi, lượng kiến thức đó sẽ không đủ giúp bạn gặt hái thành công đâu. Thế nên, trước hết hãy cứ bắt đầu từ những điều mà … ai cũng có thể google ra nhé. Những người làm trong ngành logistics là những người sẽ chịu trách nhiệm về chuỗi cung ứng của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các công việc cụ thể bao gồm: xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà phân phối, bảo đảm hàng hóa được vận chuyển đúng nơi đúng lúc, tìm cách giảm thiểu chi phí vận chuyển và cuối cùng là thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Phần trên có giống với những gì bạn tự tìm hiểu không? Nếu đến đây bạn cảm thấy có hứng thú và mong muốn mình sẽ trở thành chuyên gia về logistics, thì 7 điều phía dưới sẽ là những thứ bạn nên biết từ góc nhìn của những chuyên gia đi trước – những thứ mà chưa chắc bạn sẽ tìm thấy trên google.
Hồi nhỏ chắc chẳng ai mơ ước được làm việc trong ngành này, bởi nó là lĩnh vực ít người quan tâm hay thậm chí biết đến. Nhưng sự thật thì đây lại là ngành đóng vai trò to lớn trong kinh tế nói riêng và đời sống nói chung. Để lấy một con số làm ví dụ, thì vào năm 2013, trung bình mỗi ngày hệ thống vận tải của nước Mỹ đã chuyển đi 55 tấn hàng hóa, với tổng giá trị lên đến gần 50 tỷ USD. Chi phí cho ngành logistics tại nước này cũng đã tăng lên 1.48 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Điều đó cho thấy sức hút mạnh mẽ (nhưng ít ai nhận thấy) của ngành công nghiệp này.
Mới nghe thì thấy có vẻ vô lý, nhưng đây lại là góc khuất mà các doanh nghiệp lớn thường bỏ qua. Trong khi ai cũng quan tâm đến các vị trí trong đội ngũ marketing hay tài chính, thì logistics dường như lại là mảng bị “nằm ngoài vùng phủ sóng”. Kết quả là các nhà tuyển dụng luôn gặp khó khăn khi tìm người phù hợp cho vị trí này. Theo một bài báo trên trang Fortune.com, ngành logistics cần thêm khoảng 1.4 triệu việc làm cho đến năm 2018 này, và con số trên sẽ còn tăng. Lượng việc làm gia tăng, cùng với sự thiếu hụt nhân lực hứa hẹn nhiều cơ hội hấp dẫn cho những người đang muốn tham gia ứng tuyển cho một vị trí trong đội ngũ logistics, tại bất kì doanh nghiệp nào.
Các logistician làm rất nhiều công việc hàng ngày, và nơi làm việc cũng vậy. Từ nhà máy, xưởng công nghiệp cho đến văn phòng. Thậm chí đôi khi là tại các nơi kiểm tra, bốc dỡ hàng hóanhư sân bay hay bến cảng. Mỗi nơi sẽ phân bố một lượng người nhất định. Vì vậy, việc tìm hiểu thật kĩ về các địa điểm làm việc của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết.
Là một logistician, rất nhiều người quản lý trong chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc vào bạn. Sự chăm chỉ và một kế hoạch làm việc hợp lí của bạn sẽ giúp tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng vận hành trơn tru. Cùng với đó là khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Bản thân ngành logistics đã là một lĩnh vực đầy thử thách, bởi phần lớn thất bại đều đến từ trong quá trình vận hành. Bất kì công đoạn nào gặp trục trặc cũng có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn. Nhưng đừng quên rằng thách thức càng nhiều thì cơ hội cũng càng lớn.
Nếu coi chuỗi cung ứng là một bức tranh ghép, thì logistics là một mảnh ghép quan trọng trong đó. Một logistician thành công trước tiên phải là người am hiểu tường tận về chuỗi cung ứng mà mình phụ trách. Rất nhiều thách thức sẽ đến khi mà mỗi người có một phần việc riêng, nhưng lại không biết cách móc nối chúng với nhau. Điều này tạo ra áp lực lớn cho toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng. Để giải quyết vấn đề này, bản thân logistician cần được đào tạo bài bản để có cái nhìn tổng quát về công việc và vai trò của từng bộ phận, cũng như xử lí các tình huống trong thực tế.
Thật vậy, báo cáo được đăng trên tờ U.S News & World đã cho biết logistics đứng thứ 6 trong top các ngành thương mại tốt nhất, và đứng thứ 26 trong top các ngành nghề nói chung, xét trên các yếu tố mức lương trung bình, chế độ đãi ngộ và mức độ áp lực. Con số thống kê trên thực sự đã gây hứng thú và bất ngờ cho rất nhiều người có ý định làm việc trong ngành này.
Bạn tự đánh giá khả năng thăng tiến của mình bằng cách nào? Bằng chính kết quả học tập của mình! Một phần mềm thống kê dựa trên thời gian thực (real-time) đã khảo sát 50 000 bài đăng tuyển dụng của ngành logistics trong năm 2016. Kết quả cho thấy 76% các nhà tuyển dụng ưu tiên những ứng viên đã có bằng cử nhân chính quy (bachelor degree). Phần mềm cũng chỉ ra rằng các bằng cử nhân của các chương trình học chuyển tiếp (associate degree) chỉ giúp bạn ứng tuyển cho một vài vị trí, trong khi đó bằng cử nhân chính quy có giá trị cao hơn nhiều, căn cứ vào tính chất phức tạp ngày càng tăng của ngành nghề này. Động lực cũng là một yếu tố khác khiến cho ứng viên lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Họ luôn tìm kiếm những người vừa gắn bó lâu dài với công việc, vừa có khả năng thay thế cho chính mình trong tương lai, hiểu được tinh thần của công việc và sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu.
Trên đây là một số chia sẻ của Donasco muốn gửi tới các bạn kinh nghiệm trong Logistic.
Xin trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY CP TM & DV GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐÔNG NAM
Tên giao dịch: DONASCO
Tên viết tắt: DONASCO JSC
Trụ sở chính: 55/20 Trần Nguyên Hãn, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng
VPGD: Phòng 611, Tầng 6, Tòa nhà Thành Đạt 1, số 3 Lê Thánh Tông, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng
Hotline: 0225.3246.375 - 0782.222.266
Email 1: dongnam@donasco.com.vn
Email 2: donasco.vnn@gmail.com
Mã số thuế: 0201220823