0225.3.246.375

NHỮNG THÔNG TIN GHI TRÊN VỎ CONTAINER CẦN BIẾT (PHẦN 1)
Thời gian đăng: 05-05-2020 02:16:53 | Lượt xem: 2201

NHỮNG THÔNG TIN GHI TRÊN VỎ CONTAINER CẦN BIẾT (PHẦN 1)

Chắc hẵn đã từng một lần các bạn thấy container, chắc hẵn cũng đã từng thấy các ký hiệu, chữ viết, chý ý … trên võ container, nhưng bạn đã thực sự biết những ý nghĩa của chúng. Các ký hiệu trên võ container có ý nghĩa gì ? shipper cần biết nhừng gì về vỏ container ? … vv và rất nhiều câu hỏi tương tự. Trong bài viết này Donasco sẽ làm sáng tỏ về những ý hiệu, chữ viết trên vỏ container, cách sử dụng các thông số đó.

NHỮNG THÔNG TIN GHI TRÊN VỎ CONTAINER CẦN BIẾT (PHẦN 1)

Chắc hẵn đã từng một lần các bạn thấy container, chắc hẵn cũng đã từng thấy các ký hiệu, chữ viết, chý ý … trên võ container, nhưng bạn đã thực sự biết những ý nghĩa của chúng. Các ký hiệu trên võ container có ý nghĩa gì ? shipper cần biết nhừng gì về vỏ container ? … vv và rất nhiều câu hỏi tương tự. Trong bài viết này Donasco sẽ làm sáng tỏ về những ý hiệu, chữ viết trên vỏ container, cách sử dụng các thông số đó.

Container có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ có những ký tự riêng biệt khác nhau và các chuẩn về kích thước cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chủ yếu có các loại container sau ( 20’DC or 20’GP, 40’GP, 45’GP, 20’ISO Tank, 20’OT, 40’OT,20’RF, 40’RF, 40’FR,  và chúng tôi cũng chỉ diễn giải cho các loại này thôi.

Những thông tin chung, phần lớn các thông tin này được ghi hầu hết sau cửa container, các thông số sau phía container sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 6346 (international shipping container standard).

(1) Phần đầu số container: gồm có 10 ký tự, trong đó 4 ký tự đầu là chữ và 6 ký tự sau và số. 4 ký từ đầu (TEM +U): gồm 3 ký tự đầu là mã của chủ sở hữu container, (chủ sở hữu container không nhất thiết phải là hãng tàu như trên hình TEX là chủ container, công ty này không khai thác container mà chỉ làm dịch vụ sản xuất và cho thuê container thôi, một số người thường nói container có chữ TEX là vô chủ thì nó dễ gây hiểu nhầm).

Ký tự U = freight containers

(ngoài ra có một số ký tự khác J: detachable freight container related equipment

R: reefer (refridgerated) containers

U: freight containers

Z: trailers and chassis)

6 số tiếp theo là các số cho ngẫu nhiên bởi chủ của container.

(2) Số kiểm tra, số này được sinh ra bằng cách tính tổng các số quy đổi từ 10 số trước rồi đem chia cho 11, số dư chính là số kiểm tra. Về xác định số này chúng tôi đã có bài viết về Kiểm tra số container (các bạn xem tại đây).

(3) Dãy 4 ký tự được chia làm 3 phần nhỏ:

Ký tự đầu là biểu thị chiều dài của container: số 2 nghĩa là dài 20 feet, số 4 là dài 40 feet, chữ L là dài 45 feet, chữ M là dài 48 feet (1 feet, hiểu theo nghĩa đúng là 1 bàn chân (chân tây không phải chân ta), 1 feet xấp xỉ bằng 30cm)

Ký tự thứ hai là biểu thị chiều cao của container: số 0 là biểu thị cho 8 feet (8’0”), số 2 là biểu thị 8 feet 6 inches (8’6”), số 5 biểu thị 9 feet 6 inches (9’6”).

Hai ký tự cuốilà loại container (vd: cont thường, cont lạnh, cont quá khổ …), những loại thường gặp:

G (General): Container thường không có hệ thống bảo ôn (ổn định nhiệt).  Thườg gặp: G0 (container mở một đầu hoặc hai đầu nghĩa là có cửa một đầu hoặc hai đầu); G1 (container thường, có lỗ thông gió phía trên), GP là thể hiện chung cho G0 và G1.

R (Refrigerate): Container lạnh, thường gặp R0 container chỉ làm lạnh (nghĩa là chỉ giảm nhiệt độ, không có tăng lên được); R1 container có khả năng vừa tăng và giảm nhiệt độ tùy ý (sử dụng máy phát điều hòa).

U (Open top): Cont mở mái (khác container mà bị người ta cắt nóc từ cont 20’ và 40’ GP, nhìn thì giống nhưng thông số kỹ thuật khác nhau). Thường gặp UT or U1 (vd: 22UT, 22U1, 42UT,42U1) (nghĩa là container open top).

T ( Tank container): cont bồn (hiện tại ở Việt Nam thường thấy là container bồn 20’). Có rất nhiều loại mỗi loại sẽ ứng với các mức độ chịu sức ép khác nhau từ T0 đến T8. Được chia làm 3 nhóm chính từ T0 đến T2 thuộc nhóm TN (T: Tank; N: Nondangerous liquids) , từ T3 đến T6 thuộc nhóm TD (T: Tank; N: Dangerous liquids) ,  T7 và T8 thuộc nhóm TG (T: Tank; G:Gases). Loại thường gặp là T6 (ý nghĩa là chịu được sức ép 600kPa (1kPa = 1000 N/m2)). Việc hiểu rõ về các loại tank để khi được hãng tàu cấp container đóng hàng phù hợp với hóa chất của quý công ty, nếu việc cấp container sai dẫn tới container bị rò rĩ, nổ, vỡ thì hoàn toàn là lỗi của người cấp container đây là điểm lưu ý quan trọng trong việc vận chuyển hàng bằng container bồn.

P (Platfrom container): Container phản (tấm phản), Nghĩa là container chỉ có sàn container. Đối với loại này điển hình nhất là container flat rack (hai tấm chắn ở đầu container và cuối container chỉ có chức năng cho việc xếp dỡ container lên tàu, xuống tàu, lên phương tiện, xuống phương tiện).  Loại thường gặp là P3 or PC (nghĩa là container flat rack có hai tấm chắn hai đầu).

Vậy là Donasco đã giúp bạn hiểu sơ sơ về một số thông tin trên vỏ container, giờ chúng ta sẽ làm ví dụ để hiểu rõ hơn về những điều nói trên.

Hình (1):

– Chủ sở hữu là SEG (SE Global Container Lines), U nghĩa là container dùng trong vận chuyển đường biển (freight containers),  số kiểm tra là số 4 (sử dụng phần mềm để kiểm tra tại đây)

– 22G1: 2 = Cont 20’,  2 = cao 8’6” = 2.6m, G1 = loại container thường có van thông gió ở hai bên hông container.

Hình (2):

– Chủ sở hữu container là PCV, công khai thác trong vận tải đường biển, số kiểm tra là số 3

– 22T6: container 20’, cao 8’6” (tức là 2.6m), T6 = loại container bồn (Tank) vỏ container chịu được sức ép là 600kPa (600,000 N/m2).

Hình (3):

– Chủ sở hữu container là TEM (Textainer), container sử dụng trong vận chuyển đường biển, số kiểm tra là số 8.

– 45R1: Container 40’ cao, cao 9’6” (tức là2.9m), R1 = container lạnh sử dụng điều hòa để ổn định nhiệt.

Hình (4):

– Mã chủ sở hữu là AMF, container được sử dụng trong vận chuyển đường biển, số kiểm tra là số 2.

– 42P3: Container 40’ thường, cao 8’6” (tức là 2.6m), P3 là container flat rack có hai vách chắn hai đầu container.

Chúng tôi xin tạm dừng bài viết ở đây, chúng tôi mới giải thích được mục (1), (2), (3). Vì thông tin quá nhiều nên còn 8 mục (như ở hình trên cùng) nữa chúng tôi sẽ giải thích kỹ ở bài tiếp theo. Mới quý vị theo dõi và đọc. (Chúng tôi sẽ cập nhật bài viết trên Fanpage của công ty https://www.facebook.com/Donasco-jsc-2024639164428600 quý vị có thể xem bài đang mới nhất ở trên này để không bỏ lỡ bài viết)

Bài viết trên là tổng hợp lại từ kinh nghiệm vận chuyển mà Donasco tổng hợp lại, mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về hotmail hoặc hotline của công ty.

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

 
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ THƯỜNG BỊ NHẦM LẪN
Thời gian đăng : 04-05-2020 04:55:02 | Lượt xem: 2531
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG VẬN TẢI QUỐC TẾ THƯỜNG BỊ NHẦM LẪN Trong vận tải quốc tế người ta thường dùng rất nhiều các cụm từ viết tắt để áp dụng vào trong các hợp đồng vận chuyển như là một điều kiện giao hàng. Có rất nhiều người bị hiểu lầm các thuật ngữ trong hàng hải sang các ngành khác dẫn tới không đọc được hợp đồng vận tải để cuối cùng chịu những chi phí phát sinh trong việc giao nhận hàng hóa. Cũng như trong thương mại quốc tế thì trong hàng hải cũng có những thuật ngữ rất đặt trưng, được quy định vào trong hợp đồng, Donasco xin kể ra một số như sau:
HƯ HỎNG HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Thời gian đăng : 27-04-2020 03:11:06 | Lượt xem: 4591
NGUYÊN NHÂN HÀNG HÓA BỊ HƯ HỎNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Có thể nói ngành vận tải biển là ngành có nhiều khiếu nại nhất do hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất khi được vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một quá trình có nhiều chặng bao gồm hàng hóa được đóng gói tại nhà máy, vận chuyển ra cảng đóng hàng vào container, container được xếp lên tàu xuất đi, container được dỡ xuống cảng đến, hàng hóa được “rút ruột” ra khỏi container mang vào kho hàng... Trong quá trình đó, bao bì hàng hóa chịu rất nhiều lực va đập từ tất cả các hướng, làm cho hàng hóa không còn giữ nguyên chất lượng bên trong. Thêm vào đó, thời gian vận chuyển từ nơi đi tới nơi đến kéo dài, nhiệt độ và độ ẩm bên trong container rất cao. Chính vì vậy một nguyên tắc cơ bản của ngành vận tải biển là bao bì hàng hóa phải đảm bảo. Tùy theo từng loại hàng hóa mà có yêu cầu bao bì khác nhau như pallet (kệ, đai chứa hàng), kiện gỗ, carton, thùng gỗ hoặc chỉ đơn giản là bao ny lon hoặc bao đậy. Sau đây Donasco sẽ đưa ra những nguyên nhân điển hình về việc hư hỏng hàng hóa và cách phòng ngừa:
HIỂU ĐÚNG VỀ DEM, DET, STORAGE
Thời gian đăng : 20-04-2020 04:41:24 | Lượt xem: 1175
HIỂU ĐÚNG VỀ DEM, DET, STORAGE Trong các chi phí local charges thì có ba phí không nằm trong khung phí mặc định của các hãng tàu đó là DEM – Demurrage, DET – Detention và Storage, ba phí này sẽ được thu khi có phát sinh về chúng. Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa ba phí này đặc biệt là giữa DEM và Storage.
VẬN CHUYỂN CONTAINER LẠNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Thời gian đăng : 18-04-2020 10:59:44 | Lượt xem: 1480
VẬN CHUYỂN CONTAINER LẠNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

CÔNG TY CP TM & DV GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐÔNG NAM

Tên giao dịch: DONASCO

Tên viết tắt: DONASCO JSC

Trụ sở chính: 55/20 Trần Nguyên Hãn, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng

VPGD: Phòng 611, Tầng 6, Tòa nhà Thành Đạt 1, số 3 Lê Thánh Tông, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng

Hotline: 0225.3246.375 - 0782.222.266

Email 1: dongnam@donasco.com.vn

Email 2: donasco.vnn@gmail.com

Mã số thuế:  0201220823